image banner
Câu hỏi thi hòa giải viên giỏi huyện Quỳ Hợp
20 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
HỘI THI HÒA GIẢI VIÊN GIỎI HUYỆN QUỲ HỢP


Câu 1: Theo Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ, hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất.
B. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình.
C. Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Theo Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ, trường hợp nào sau đây được hòa giải ở cơ sở ?
A. Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
B. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất.
C. Tranh chấp giữa chủ sử dụng lao động với người lao động.
D. Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Câu 3: Theo Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ, trường hợp nào sau đây thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở ?
A. Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính
B. Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính.
C. Giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Theo Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ, trường hợp nào dưới đây không được hòa giải ở cơ sở?
A. Mâu thuẫn giữa các bên trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác.
B. Giao dịch dân sự trái đạo đức xã hội.
C. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Theo Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ, trường hợp nào sau đây không được hòa giải ở cơ sở?
A. Mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung.
B. Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
C. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất.
D. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con.

Câu 6: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào?
A. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.
B. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình.
C. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 7: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, nội dung nào sau đây thuộc nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở?
A. Tập trung dân chủ.
B. Biểu quyết và quyết định theo đa số.
C. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 8: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, nội dung nào sau đây không thuộc nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở?
A. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình.
B. Biểu quyết và quyết định theo đa số.
C. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
D. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

Câu 9: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, để trở thành Hòa giải viên, công dân Việt Nam phải có các tiêu chuẩn nào sau đây?
A. Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư; có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.
B. Có 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động, có kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động.
C. Đã từng công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.
D. Có trình độ từ Trung cấp Luật trở lên.

Câu 10: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, việc bầu hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố được tổ chức bằng hình thức nào sau đây?
A. Biểu quyết của các hộ gia đình.
B. Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố.
C. Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Hòa giải viên có quyền nào sau đây?
A. Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư.
B. Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.
C. Được trả lương hàng tháng.
D. Được cấp thẻ Hòa giải viên.

Câu 12: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, trường hợp nào sau đây hòa giải viên phải từ chối tiến hành hòa giải?
A. Bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải; Có lý do dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải
B. Khi thấy mâu thuẫn, tranh chấp trong vụ việc nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của hòa giải viên
C. Khi xác định vụ, việc có khả năng hòa giải thành thấp
D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 13: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, hòa giải viên có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tuân thủ các nguyên tắc tổ chức hoạt động hoà giải ở cơ sở.
B. Từ chối tiến hành hoà giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc hoà giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hoà giải.
C. Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, việc thôi làm hòa giải viên được thực hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Theo nguyện vọng của hòa giải viên.
B. Theo nguyện vọng của một bên tham gia hòa giải.
C. Theo nguyện vọng của gia đình hòa giải viên.
D. Theo nguyện vọng của tổ trưởng tổ hòa giải.

Câu 15: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, tổ hòa giải có trách nhiệm nào sau đây?
A. Tổ chức thực hiện hoà giải.
B. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các giải pháp để tiến hành hòa giải vụ, việc phức tạp.
C. Đề nghị khen thưởng tổ hòa giải, hòa giải viên có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 16: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, tổ trưởng Tổ hòa giải có quyền nào sau đây?
A. Phân công, phối hợp hoạt động của các hòa giải viên.
B. Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.
C. Hưởng phụ cấp cho công tác tổ chức, quản lý tổ hòa giải
D. Kiến nghị với Công an xã về hoạt động hòa giải ở cơ sở, các điều kiện cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Câu 17: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, tổ trưởng tổ hòa giải không có quyền và nghĩa vụ nào sau đây?
A. Phân công, phối hợp hoạt động của các hòa giải viên.
B. Hưởng phụ cấp cho công tác tổ chức, quản lý tổ hòa giải.
C. Đề nghị cho thôi làm hòa giải viên.
D. Báo cáo hằng năm và báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Câu 18: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Hòa giải cơ sở được tiến hành khi có một trong những căn cứ nào sau đây?
A. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải.
B. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải.
C. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 19. Theo Thông tư liên tịch số 100/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 Mức chi thù lao cho hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ việc hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào?
A. Mức chi tối đa 100.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.
B. Mức chi tối đa 200.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.
C. Mức chi tối đa 300.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.
D. Mức chi tối đa 500.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.

Câu 20. Theo Thông tư liên tịch số 100/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014, mức chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải được quy định như thế nào?
A. Mức chi tối đa 100.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.
B. Mức chi tối đa 200.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.
C. Mức chi tối đa 300.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.
D. Mức chi tối đa 400.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.
 
Admin
THÔNG BÁO
Đăng nhập
Trang chủ | Hỏi đáp | Thư điện tử | Sơ đồ cổng | Liên hệ-Góp ý

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN QUỲ HỢP
Chịu trách nhiệm nội dung: Chủ tịch UBND huyện
Trụ sở: Thị trấn Quỳ Hợp - Huyện Quỳ Hợp - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0238.3 883 141 - Email: quyhop@nghean.gov.vn