Đồng chí Hoàng Nghĩa Nhạc - Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An dự hội thảo cây cam tại Quỳ Hợp.
Đồng chí Hoàng Nghĩa Nhạc, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An cùng đại diện Phòng Quản lý KHCN cơ sở - Sở KHCN, Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục trồng trọt và BVTV Nghệ An, Viện Nông nghiệp và Tài nguyên trường Đại học Vinh vừa về huyện Quỳ Hợp tham dự hội thảo “Góp ý quy trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cam thời kỳ kinh doanh”.
Về phía huyện có các đồng
chí Quán Vi Giang, Phó chủ tịch UBND huyện, Kim Thành Xuyên, Trưởng phòng KT&HT, Phó
chủ tịch Hội đồng khoa học huyện; Đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm
DVNN huyện; lãnh đạo UBND xã Châu Cường, Tam Hợp, Đại diện HTX Nông nghiệp công
nghệ cao Trọng Thảo và hộ dân thực hiện mô hình Ông Hà Huy Sinh ở xã Nghĩa Xuân.
Quang
cảnh buổi hội thảo tại Quỳ Hợp
Quỳ Hợp là một trong những huyện có diện tích trồng cam
lớn nhất trong tỉnh Nghệ An. Ở đây cam
đã được trồng từ rất lâu đời và đặc biệt phát triển mạnh vào những năm
60 - 70 của thế kỷ trước. Trong thời gian này, cam đã được biết đến trên khắp
các vùng miền của đất nước và có những thời điểm được xuất khẩu sang các nước
Đông Âu (cũ) với khối lượng lên đến hàng nghìn tấn. Với
điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao, cây cam ở Qùy Hợp
được trồng từ khá lâu, qua quá trình chọn lọc đến nay cam ở Qùy Hợp đã hình
thành nên những vùng cam quả đặc sản gắn với vùng miền đó là" Cam
Vinh".
Ông Bùi Văn Trọng,
giám đốc HTX Nông
nghiệp công nghệ cao Trọng Thảo ở xã Tam Hợp trình bày quy trình áp dụng các biện
pháp kỹ thuật chăm sóc cam kinh doanh tại hội thảo
Thương
hiệu “Cam Vinh” được lãnh đạo tỉnh, các huyện, các địa phương và các hộ trồng
cam ở Qùy Hợp tập trung xây dựng và đã được cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhân
sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, những
năm gần đây, trồng cây cam ở các huyện vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung và huyện
Qùy Hợp nói riêng ngày càng thu hẹp và bị phá bỏ gần hết. Nguyên nhân trong đó
chủ yếu do dịch bệnh; bà con lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
hóa học; phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học trôi nổi, kém chất
lượng… nên cây cam tàn nhanh, quả rụng hàng loạt ảnh hưởng đến thu nhập, đời
sống người nông dân.
Các chuyên gia, các nhà khoa học đóng góp ý kiến tại
hội thảo
Để khắc phục tình trạng trên
và phát triển cây cam theo hướng bền vững, an toàn bảo vệ môi trường sinh thái
để nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm cam quả. Hiện
tại huyện Quỳ Hợp có 2 hộ gia đình là ông Bùi Văn Trọng, giám đốc HTX Nông
nghiệp công nghệ cao Trọng Thảo ở xã Tam Hợp và hộ dân thực hiện mô hình Ông Hà
Huy Sinh ở xã Nghĩa Xuân với niềm nhiệt huyết đam
mê và nguyện vọng muốn phục hồi cây cam ở huyện Quỳ Hợp đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho bà con nông dân và huyện nhà đã đề
xuất "Xây
dựng mô hình áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh
hại cây cam thời kỳ kinh doanh tại Quỳ Hợp".
Đoàn
tham quan vườn cam kinh doanh của gia đình ông Bùi Văn Trọng, xã Tam Hợp
Đoàn
tham quan vườn cam kinh doanh của gia đình ông bà Sinh Nhàn xã Nghĩa Xuân
Số lượng cây cam của 2 vườn
hiện có khoảng trên 600 gốc năm thứ 11 phát triển rất tốt. Vườn cam được phục
hồi từ quy trình kỹ thuật áp dụng KHCN cũng như những kinh nghiệm trong trồng
cam nên bình quân mỗi gốc thu được hàng tạ quả mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồng
chí Hoàng Nghĩa Nhạc, Phó giám đốc Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An phát biểu kết luận tại hội thảo
Tại hội thảo, các chuyên gia,
các nhà khoa học và đại diện 2 hộ gia đình đã đóng góp nhiều ý kiến và đồng
thuận phát triển phục hồi cây cam theo hướng an toàn sinh học. Tiếp tục Góp
ý quy trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cam thời kỳ kinh doanh”
để cam Quỳ Hợp được duy trì và tăng diện tích, hạn chế sâu bệnh đem lại thu nhập
cho người trồng cam trong thời gian tới.