image banner
Chàng trai người Thái - Lương Mạnh Duy khởi nghiệp hiệu quả từ nghề Mộc.

Trong những năm gần đây với nguồn vốn vay hỗ trợ từ Ngân hàng CSXH Quỳ Hợp đã góp phần thúc đẩy phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp ở xã Châu Cường nói riêng và thanh niên huyện miền núi Quỳ Hợp nói chung ngày càng phát triển. Từ phong trào đó đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, luôn cần cù trong lao động sản xuất, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Điển hình trong phong trào này có chàng trai Dân tộc Thái Lương Mạnh Duy ở bản Mường Ham, xã vùng cao Châu Cường, huyện Quỳ Hợp.

Khởi nghiệp từ 30 triệu đồng.

Chàng thanh niên Lương Mạnh Duy, sinh năm 1994 từng tốt nghiệp Khoa Mỹ Thuật, Trường cao đẳng sư phạm Nghệ An năm 2015. Cầm tấm bằng trở về địa phương đi dạy hợp đồng được một năm. Đầu năm 2017 anh tình nguyện lên đường nhập ngũ, sau 2 năm tôi luyện trong môi trường quân ngũ, cuối năm 2019 anh Lương Mạnh Duy được trở về địa phương lập thân lập nghiệp.

Anh nhận thấy lợi thế của quê nơi anh sinh ra và lớn lên gỗ vườn nhiều và nhu cầu sử dụng các vật liệu từ gỗ ổn định. Với số tiền ít ỏi từ gia đình và vay mượn anh em người thân anh khởi nghiệp làm nghề mộc với số vốn khoảng 30 triệu đồng vào năm 2020. Cùng năm đó anh lập gia đình với chị Lữ Thị Sơn Trà- một cô giáo người Quỳ Châu tiếp thêm động lực cho anh khởi nghiệp nghề Mộc tại địa phương.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Với số vốn ít ỏi anh Lương Mạnh Duy khởi nghiệp bằng nghề mộc

Bước đầu anh Duy mua những máy loại máy móc nhỏ như máy bào, máy đục để sản xuất các sản phẩm hàng gia dụng như giường, bàn ghế học sinh, tủ nhỏ… vừa làm vừa tích lũy để có thêm nguồn vốn đầu tư mở rộng khuân viên nhà xưởng. Cuối năm 2021, từ nguồn hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH Quỳ Hợp được 50 triệu đồng anh đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng để có khuân viên sản xuất rộng hơn và có chỗ để trưng bày các mặt hàng và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.Anh: Lương Mạnh Duy, Bản Mường Ham, xã Châu Cường chia sẻ:“Tôi có vay vốn ngân hàng CSXH năm 2021 với khoản vay 50 triệu. Lúc đầu còn nhiều khó khăn, tôi vay vốn Ngân hàng về tôi đầu tư trang thiết bị máy móc cho xưởng mộc và xưởng xẻ của mình. Sau 2 năm vay vốn công việc tạm ổn định và tôi đã trả được nợ. Với cơ sở hiện tại tôi mong muốn bên NHCS Quỳ Hợp tạo điều kiện để tôi vay thêm nguồn tiền và số tiền cao hơn để tôi tiếp tục đầu tư vào xưởng gỗ của mình để tạo thêm công ăn việc làm cho thanh niên trên địa bàn xã Châu Cường, nơi tôi sinh sống”.

Làm giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương.

Sau 5 năm mở xưởng mộc đến nay quy mô nhà xưởng của gia đình anh Duy rộng khoảng 200m2, cơ bản đầy đủ các trang thiết bị máy móc như máy cưa gỗ, máy đục, máy bào quấn liên hợp… để các sản phẩm làm ra đẹp hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường. Giá trị cơ sở vật chất của xưởng lên đến cả tỷ đồng.

Tận dụng được gỗ vườn và lao động địa phương nên các sản phẩm do xưởng anh làm ra có giá mềm hơn và đầu ra phục vụ bà con dân bản tương đối ổn định, xưởng mộc của gia đình anh ngày càng phát triển và trả công cho lao động tương đối cao. Hiện tại 4 lao động làm việc thường xuyên tại xưởng anh Duy được trả với mức lương bình quân 10 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập từ nghề mộc sau khi trừ chi phí mang về nguồn thu cho gia đình anh Duy khoảng 150 triệu đồng/năm.

Anh-tin-bai

Nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH anh đầu tư thêm mua các loại máy móc phục vụ xưởng mộc

Cùng với chăm lo phát triển kinh tế từ nghề mộc, anh Lương Mạnh Duy còn thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn của bản, của xã tổ chức và giúp đỡ các thanh niên có ý chí ham học hỏi về nghề mộc, góp sức trẻ tham gia vào phong trào xoá đói giảm nghèo tại địa phương.

Anh-tin-bai

Xưởng mộc của anh Duy tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động địa phương có mức thu nhập 10 triệu đồng.người/tháng

Anh Sầm Sỹ Thức, Bí thư đoàn xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp cho hay: “Hiện nay có một thực tế đa số thanh niên đều đi làm ăn xa, khi về quê không gắn bó lâu dài, nhưng riêng đối với đoàn viên Lương Mạnh Duy với suy nghĩ chín chắn cũng từng là giáo viên hợp đồng và tôi luyện qua môi trường quân ngũ thì anh lại chọn cho mình khởi nghiệp ngay tại quê hương. Bằng đôi bàn tay khéo léo lúc đầu tự làm một mình sau đó tuyển chọn thêm từ 2 đến 3 lao động địa phương có năng khiếu và đam mê để đào tạo và gắn bó với xưởng mộc của anh lâu dài.  So vơi mặt bằng chung lương tháng bình quân cho một lao động 10 triệu đồng trở lên, tương đối cao và ổn định. Ngoài ra đoàn viên Lương Ngọc Duy cón rất nhiệt huyết trong các phong trào đoàn tại địa phương góp phàn cùng đoàn xã liên tục được Huyện đoàn Quỳ Hợp xếp loại hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Phong trào lập thân lập nghiệp và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, của anh Lương mạnh duy nói riêng và huyện Quỳ Hợp nói chung đã và đang có sức lan tỏa và để lại nhiều thành quả tốt đẹp. 5 năm qua Hội LHTN Quỳ Hợp đã tăng cường phối hợp tổ chức các lớp tập huấn trực tiếp, trực tuyến nâng cao kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, lập nghiệp cho hơn 6850 lượt cán bộ, hội viên, thanh niên trong toàn huyện. Đồng hành hỗ trợ cho 22 mô hình thanh niên khởi nghiệp với các hình thức hỗ trợ như: kết nối nguồn vốn vay, các lớp tập huấn, tham quan, học tập mô hình hiệu quả....

 Để thực hiện hiệu quả phong trào này, Hội LHTN huyện Quỳ Hợp đã phối hợp với ngân hàng CSXH Quỳ Hợp quản lý hơn 155 tỷ đồng/78 tổ tiết kiệm vay vốn để thanh niên có cơ hội tiếp cận và vận dụng các nguồn vốn vay vào phát triển kinh tế đạt hiệu quả. Riêng Đoàn thanh niên xã Châu Cường dư nợ đến tháng 9/2024 đạt 9,3 tỷ đồng, quản lý 5 tổ TK&VV với 180 khách hàng đang dư nợ. Thông qua các hoạt động hỗ trợ thanh niên trong phát triển nghề nghiệp và việc làm, toàn huyện đã có hơn 1200 thanh niên được giải quyết việc làm, có thu nhập ổn định.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Ngân hàng CSXH Quỳ Hợp đến thăm xưởng mộc hiệu quả của gia đình anh Duy và các sản phẩm làm từ nghề mộc. 

Trao đổi với chúng tôi bà Đặng Thị Hà, Phó giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Quỳ Hợp, Nghệ An cho biết:“Quỳ Hợp là một huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đang còn tương đối cao và hiện tại dư nợ của ngân hàng CSXH ở tốp 5 toàn tỉnh Nghệ An, chất lượng tín dụng ngày càng được duy trì ổn định. Qua đi kiểm tra thực tế tại địa phương, vốn vay của NHCSXH phát huy hiệu quả góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Quỳ Hợp. Xã Châu Cường nói chung và nguồn vốn vay của đoàn thanh niên nói riêng rất hiệu quả. Từ sản xuất, chăn nuôi, đến kinh doanh dịch vụ nguồn vốn vay đều phát huy hiệu quả. Đặc biệt mô hình của đoàn viên Lương Mạnh Duy, một thanh niên người dân tộc thái dám nghĩ, dám làm vay vốn ngân hàng của chúng tôi phát huy rất hiệu quả góp phần lan tỏa phong trào lập thân lập nghiệp tại địa phương. Huyện Quỳ Hợp hiện có 14/ 21 xã thị trấn thuộc vùng đặc biệt khó khăn 135, trong thời gia qua với nhiều nguồn lực tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm xuống từ 2-3, góp phần chung vào giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện Quỳ Hợp xuống còn dưới 10% năm 2024”.

Với sự năng động chịu khó, dám nghĩ, dám làm của chàng thanh niên Lương Mạnh Duy ở xã cao Châu Cường huyện Quỳ Hợp đã vươn lên trở thành hộ làm kinh tế giỏi, là tấm gương điển hình tiêu biểu để thanh niên vùng nông thôn vùng dân tộc thiểu số mạnh dạn khởi nghiệp từ nghề mộc ngay tại địa phương. Từ đó góp phần vào đa dạng hóa trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại địa phương xã Châu Cường ngày càng phát triển.

Thu Hường
THÔNG BÁO
Đăng nhập
Trang chủ | Hỏi đáp | Thư điện tử | Sơ đồ cổng | Liên hệ-Góp ý

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN QUỲ HỢP
Chịu trách nhiệm nội dung: Chủ tịch UBND huyện
Trụ sở: Thị trấn Quỳ Hợp - Huyện Quỳ Hợp - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0238.3 883 141 - Email: quyhop@nghean.gov.vn