Có một vùng đất linh thiêng, gắn liền với lịch sử đất nước và huyền bí! Có một dân tộc Thái mang đậm chất bản sắc vùng miền; Có một tập tục văn hóa tốt đẹp được lưu giữ cả ngàn đời. Có những con người trằn trọc với tình yêu thiên nhiên, đất - nước và con người sâu sắc. Các cảnh sắc hùng vĩ của đất trời cùng với con người trên đỉnh Pù Đên. Tất cả đã cùng làm nên giá trị nhân văn cho cuộc sống hôm nay ở Mường Chọong.
Ngay dưới chân núi Pu Đên linh thiêng xã Châu Lý, huyện Qùy hợp, tỉnh Nghệ An có một bản người Thái thanh bình như bảo bản làng yên bình trên đất nước Việt Nam ta - Đó là Mường Chọong. Lịch sử đã minh chứng, mảnh đất Mường Choọng có một vai trò rất đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; Vùng đất này là nơi nghĩa quân dừng chân để tuyển quân, gom góp lương thảo phục vụ cho chuỗi trận đánh chống quân Minh trên miền tây Nghệ An. Không chỉ lưu lại với những địa danh, câu chuyện kể, ở Mường Choọng còn có một ngôi Đền thiêng liên quan đến giai đoạn lịch sử đặc biệt này…Đó là Đền Choọng.
(Đền Chọong, ngôi đền linh thiêng vừa được huyện Quỳ Hợp phục dựng)
Hôm nay, già làng Vy Văn Lục cùng con cháu lại quanh quần bên bếp lửa để kể về cuộc sống của người Thái vùng đất Mường Choọng...và kể về sự tích Đền Chọong - Đền thờ nàng Phốm Hóm ( tức Nàng tóc thơm)
“Trước đây chúng tôi được các cụ kể lại về Nàng tóc thơm là nữ có công vận động nhân dân góp công, của, góp lương thực nuôi quân chu vua Lê. Hôm nay tôi kể lại cho con cháu để tưởng nhớ đến công ơn làm, hiểu được sự tích làm tấm gương con cháu noi theo”. Đền Choọng được xây dựng từ thời Hậu Lê để thờ người có công với dân với nước, là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Trải bao đời nay, người dân Mường Choọng vẫn lưu truyền câu chuyện kể về Nang Phốm Hóm- Nàng tóc thơm, người có công lớn giúp nghĩa quân chống giặc. Ghép nối những dấu ấn lịch sử còn lưu lại và câu chuyện kể về Nang Phốm Hóm, sẽ góp phần làm sáng tỏ lịch sử Đền Choọng- một ngôi đền thiêng tọa lạc trên đỉnh núi Pu Đên- trung tâm của mường.
Phía trong Đền Chọong Có thể hình dung, trong thời gian lưu lại nơi này (vào khoảng năm 1425), một tướng tài của nghĩa quân Lam Sơn đã đem lòng yêu thương, hẹn thề nên duyên chồng vợ cùng một người con gái Thái đẹp người đẹp nết trong vùng. Chính nàng đã được nghĩa quân tin cậy giao phó đảm trách sứ mệnh chỉ huy việc gom góp lương thảo nuôi quân.
Lễ khánh thành Đền Chọong Người con gái ấy là Nang Phốm Hóm- Nàng tóc thơm. Như hội tụ khí thiêng đất trời, ngay từ lúc sinh ra Nàng đã có được nét thông minh, lanh lợi khác người, đặc biệt là mái tóc nàng luôn thoang thoảng hương thơm hoa rừng. Nàng đi tới đâu là mang theo may mắn và niềm vui tới đó. Không quản ngại vất vả, Nàng đã đến từng nhà hướng dẫn bà con trong vùng làm ra thật nhiều lúa gạo, dệt nên nhiều tấm vải phục vụ nghĩa quân kháng chiến trường kỳ.
Rất đông nhân dân và du khách đến thăm quan Đền Chọong Chiều chiều sau khi cắt đặt công việc xong xuôi Nàng thường ra bến nước ven dòng Nậm Choọng để gội đầu. Một buổi chiều nọ trong nỗi nhớ mong tướng quân đang dọc ngang trên chiến trận, lúc gội đầu nàng đã thẫn thờ vô ý làm rơi chiếc lược, với tay vớt lược và bị nước cuốn xuống vực sâu…
Thương nhớ Nàng, tướng quân cùng binh lính và người dân Mường Choọng đã lập đền thờ Nàng ngay trên núi Pù Đên- Ngôi đền ấy có tên Đền Choọng. Tự trong tâm thức của người dân Mường Choọng, Nang Phốm Hóm là biểu tượng đẹp về công- dung- ngôn- hạnh của người con gái Thái, là biểu tượng kết tinh từ tình đoàn kết anh em hai dân tộc Thái và Kinh.
Du khách đến thắp hương tại Đền Chọong Cảm kích trước tấm lòng mến khách cũng như những đóng góp của bà con dân tộc Thái trong vùng, nghĩa quân đã đặt tên cho vùng đất này là Mường Choọng nghĩa tiếng Thái là trọng người, mến khách. Cái tên Mường Choọng rất đỗi tự hào gắn với vùng đất này từ đó.
Như vậy, có thể thấy rằng thời gian hoạt động của nghĩa quân trên đất Mường Choọng tuy không dài nhưng lại mang một một tầm chiến lược cực kỳ quan trọng, tạo nên thế và lực cho nghĩa quân làm nên những trận đánh kinh thiên động địa. Đó là một loạt những thắng lợi liên tiếp ở Bồ Đằng, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải mà sau này Nguyễn Trải đã viết trong Bình Ngô đại cáo:
“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. Và đồng bào Mường Choọng, núi rừng Mường Choọng đã hết lòng đùm bọc, che chở, ủng hộ tất cả vật chất, tinh thần, sức người, sức của góp phần cho nghĩa quân làm nên những chiến thắng vang dội đó để tạo đà tiến về giải phóng vùng đồng bằng Nghệ An và tiến quân ra bắc giải phóng Đông Quan, thống nhất giang sơn.
Đền Chọong là niềm tự hào của bà con nhân dân xã Châu Lý Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Đền Choọng xưa giờ không còn nữa, nhưng dấu ấn văn hóa tâm linh, dấu ấn một thời kỳ lịch sử thì mãi còn đây, hằn in trong thẳm sâu tâm thức của người dân Mường Choọng và tất cả những ai nặng lòng với nguồn cội xa xưa nơi mảnh đất này. Có thể nói rằng Đền Choọng mãi là một phần không thể tách rời trong tổng hòa các yếu tố văn hóa- lịch sử, định hình nên nét bản sắc riêng của mảnh đất và con người Mường Choọng. Để thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc và thể theo nguyện vọng của đồng bào các dân tộc nơi đây. Năm 2013, Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân huyện Qùy Hợp đã quyết định tiến hành tôn tạo, phục dựng lại Đền Choọng ngay chính trên nền cũ tọa lạc trong khuôn viên núi Pu Đên rộng hơn 9ha gồm các hạng mục chủ yếu là: Thượng điện, hạ điện, tả vu, hữu vu, tam quan, cổng tứ trụ, sân, đường lên đền. Ngày 30/7/ 2015 tức vào rằm tháng 6 âm lịch năm Ất Muì đúng vào dịp giỗ Lục Ngoạt của Nàng tóc thơm, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Qùy Hợp long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Choọng.
Ðiểm bắt đầu của Ðền Choọng là Nghi môn
. Nghi môn kết cấu gồm hai trụ biểu được làm bằng đá hoa cương nguyên khối, bốn mặt tạc long, li, quy, phụng rất công phu và tinh xảo. Ở mặt trước của trụ biểu có khắc Đôi câu đối:
Chính khí cao tiêu kim cổ địaThanh danh hà hạn Bắc Nam thiênDịch nghĩa là:
Chính khí nêu cao trên đất xưa nayTiếng tăm vang lừng khắp trời Nam BắcBên cạnh hai trụ biểu là tượng hai con voi bằng đá granit nguyên khối. Voi được tạc trong thế quỳ chầu vào giữa, kích thước mỗi con voi cao 2,1m, dài 2,8m, rộng 1,9m. Trọng lượng mỗi con voi khoảng 25 tấn.
Qua Nghi môn là đến Miếu Sơn thần. Miếu ở bên phải đường lên đền chính. Miếu Sơn thần được làm bằng đá hoa cương nguyên khối. Miếu chồng diêm hai tầng tám mái, trên đỉnh miếu hình lưỡng long chầu nguyệt, các đầu đao hoa văn uốn lượn, phía trước và hai bên thành miếu chạm khắc hoa văn rồng phượng, cỏ cây, hoa lá cầu kỳ.
Trước Miếu Sơn thần bài trí một lư hương đá để du khách thập phương dâng lễ trình trước khi vào đền chính.
Tiếp đó du khách Leo dọc các bậc tam cấp để lên đền, mặt đường lát đá granit, chia làm ba nấc, hai bên xây thành lan can. Nấc dưới cùng 30 bậc, nấc ở giữa 52 bậc, nấc trên cùng 29 bậc. Ở nấc trên cùng, hai bên đường dựng đôi rồng đá vừa làm lan can, vừa tăng thêm vẻ uy nghiêm cho ngôi đền. Đôi rồng đá có Chiều dài mỗi rồng đá là 12 mét, điểm cao nhất là 2,5mét. Mỗi rồng đá được tạc bởi 03 khối đá lớn, do các nghệ nhân đến từ làng đá mỹ nghệ Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng trực tiếp thi công.
Du khách leo qua 111 bậc tam cấp là đến Ðền Chính, đền nằm trên đỉnh núi Pu Đên. Điều đặc biệt là ngay bên trái đền chính là khuôn viên trưng bày lưu giữ nguyên bản di chứng của Đền Choọng xưa đó là: 16 viên đá cổ làm đế kê cột đền. Các viên đá cổ này được làm với nhiều chủng loại đá khác nhau, điều này thể hiện rõ khi xây đền có sự đóng góp của bà con nhiều vùng miền khác nhau thời kỳ đó.
Đền chính được phục dựng năm 2014 ngay trên nền móng cũ của đền. Mặt trước đền chính là hệ thống cửa bàn khoa thượng song hạ bản, có địa thu ở dưới, trên cánh cửa chạm trổ hoa văn tùng trúc, cúc mai.
Mái đền chính lợp ngói âm dương, rải rui bản. Bờ nóc và bờ giải đắp trang trí hoa văn hình học, hoa lá cách điệu. Chính giữa bờ nóc đắp hình mặt trời với các vân mây điểm xuyết xung quanh. Hai đầu bờ nóc đắp hai con rồng kiểu
“long hồi thủ”. Ở khúc nguỷnh của bờ giải đắp hình thần quy cõng lạc thư bơi trên sóng nước. Trên các đầu đao đều đắp hình phượng vũ đang tung cánh nhảy múa. Các hình tượng đắp trang trí trên mái đền đều được khảm mảnh sứ và thủy tinh rất cầu kỳ, màu sắc thanh nhã, do các nghệ nhân ở Huế thực hiện nên mang phong cách cung đình Huế.
Đền chính được thiết kế uy nghi, bề thế vừa cổ kính thâm nghiêm tiêu biểu cho lối kiến trúc truyền thống của đền chùa việt Nam lại vừa mang dang dấp rất riêng của văn hóa dân người Thái cổ. Đền kết có cấu 3 gian, hai hồi, bốn vì. kiểu nhà cột kê chân tảng, kẻ chuyền chụp với 16 cột (gồm 8 cột cái, 8 cột quân). Toàn bộ ngôi đền được làm bằng gỗ Kiền Kiền.
Đền chính được bố trí ba cung thờ. Cung chính giữa: đây là nơi bài trí thờ Nang Phốm Hóm (Nàng Tóc Thơm)và hạt lúa thần. Từ ở ngoài cùng bài trí một sập bằng gỗ gọ để dâng lễ vật tiến cúng. Trên sập bài trí một bình cắm hoa bằng sứ và một mâm cổ bồng bằng gỗ. Phía sau sập gỗ là một bộ đỉnh đổng, hai bên có hai con hạc chầu bằng đồng . Tiếp đến là bàn thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ bài trí các đồ tế khí đều được sắp đặt đăng đối nhau, trông rất trang nghiêm. Đặc biệt trong gian Thương điện là nơi thờ nàng Phóm Hóm và Hạt Thóc cổ. Tượng nàng Phốm Hóm được đúc bằng đồng mang đậm bản sắc văn hóa rất thần thái. Tượng được tạc theo mẫu một người phụ nữ dân tộc Thái với trang phục truyền thống, đầu đội khăn phiêu, mặc áo cóm đính hai hàng khuy ở giữa, váy khắc các hình hoa văn truyền thống của người Thái ở Mường Choọng, nét mặt phúc hậu, ánh mắt sáng long lanh đang dõi về phía trước, hai tay úp lên nhau để trên đùi, tư thế khoan thai thoải mái đã phần nào lột tả được vẽ đẹp công dung ngôn hạnh của người con gái dân tộc Thái. Hạt lúa cổ được làm bằng gỗ mít - Việc thờ hạt lúa ở gian chính giữa đền chính thể hiện ước vọng của cư dân nông nghiệp về một cuộc sống sung túc lúa gạo đầy nhà; Đồng thời như khơi gợi lại sự tích xưa Nang Phốm Hóm có công đi quyên góp lương thảo nuôi quân đánh giặc.
Cung bên trái bài trí thờ Pa Thai mẹ của Nang Phốm Hóm. Cung bên phải ngoài vào là nơi thờ bố của Nang Phốm Hóm và bài trí tương tự như cung bên trái.
Không chỉ hoành tráng uy linh của bề ngoài mà bên trong còn tiềm ẩn vẽ đẹp kỳ bí, linh thiêng. Sự tinh sảo trong nghệ thuật điêu khắc, sự khác biệt trong cấu trúc, sự sâu sắc trong mọi chi tiết, họa tiết trang trí đã đem đến cho đền một sức hấp dẫn của du khách.
Đền Choọng tọa đinh – hướng quý (lưng hướng Nam – mặt hướng Bắc). Về mặt phong thủy, Đền Choọng có một thế đất thật đắc cách. Giữa muôn trùng đại ngàn, thung lũng Mường Choọng như một cánh đồng rộng lớn. Nổi lên giữa trung tâm của thung lũng Mường Choọng là Pu Đên (núi đền – nơi đền Choọng tọa lạc). Từ trên đỉnh Pu Đên phóng tầm mắt ra xa có thể thấy được hầu hết các bản làng ở Mường Choọng, từ bản Xết, Bản Vực đến Bản Thắm, Bản Cồn... Đây là nơi trung tâm, tụ hội trao đổi, giao lưu của cả Mường Choọng xưa. Phía trước đền Choọng là dòng Nậm Choọng được bắt nguồn từ thác Bản Bìa uốn lượn chảy qua ôm ấp lấy Pu Đên rồi hòa nhập với sông Dinh, Sông Hiếu; đồng thời vừa làm Minh đường cho đền Choọng, ở đây có vực nước sâu tương truyền là chỗ Nang Phốm Hóm bị nước cuốn trôi. Chính dòng suối Nậm Chọong trong mát này những hạt lúa nhọc nhằn công sức và những sản phẩm từ núi rừng đã nuôi sống con người nơi đây. Phía Bắc là dãy Pu Choọng thoai thoải làm Tiền án. Phía Nam đền Choọng tựa lưng vào dãy Pu Xúng sừng sững như một bức tường thành làm Hậu chẩm thật vững chắc. Xa xa xung quanh là trùng trùng điệp điệp núi non bao bọc che chắn vòng trong, vòng ngoài như những la thành, địa thế hùng vĩ, khí tượng anh linh, phong tục chất phác, thuần hậu. Nhờ địa thế
“sơn hồi thủy tụ” như vậy mà Đền Choọng từ xưa đến nay nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng trong vùng. Tất cả như viết lên huyền thoại một vùng đất với bẳn sắc văn hóa rất riêng. Ông Cao Duy Thái, Bí thư đảng ủy xã Châu Lý, bộc bạch:
“ Đền Chọong ở trên địa bàn xã và đây là trách nhiệm của mình góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị di tích góp phần giáo dục đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc; khơi dậy và thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc anh em trên Miền Tây xứ Nghệ”Mường Choọng nói chung và Đền Choọng nói riêng là nơi gắn liền với nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày tiến vào giải phóng miền Tây xứ Nghệ. Chính ở nơi này, nhân dân các dân tộc anh em mà chủ yếu là dân tộc Thái đã kề vai sát cánh, hết lòng ủng hộ cho nghĩa quân Lam Sơn, góp phần làm nên những thắng lợi vang đội của quân ta. Cùng với sự hội tụ khí thiêng sông nuí của đất Mường Chọong, mường Ham của đỉnh núi Pù Đên của long ly quy phụng đã tạo nên ngôi đền thiêng trong lòng người dân dãi miền tây Xứ nghệ và du khách thập phương. Chị Nguyễn Thị Hương, Thị trấn Qùy Hợp cho biết
“Về tâm linh thì mình cứ ngày 1, ngày rằm kể cả ngày thường có thời gian là mình đến đây để thắp nén hương tưởng nhớ đến những người có công dựng nước và xây dựng đất nước để cho lòng mình, tâm hồn mình được thanh thản và khi đến mình cũng cầu mong cho đất nước được luôn luôn bình an, cho giàu mạnh và có sức khỏe xây dựng đất nước và cho gia đình bình yên.”Đền Choọng còn là nơi gửi gắm những ước mơ và khát vọng bao đời nay của người dân Mường Choọng về một cuộc sống ấm no đầy đủ, công bằng xã hội, được sự che chở của thần linh để vượt qua những khó khăn trắc trở trong cuộc sống hiện tại. Vì thế hàng năm, những ngày lễ trọng nhân dân quanh vùng về dự rất đông. Mỗi người về dâng hương tại đền đều mang mỗi mong ước khác nhau, nhưng đều gặp nhau ở một điểm là lòng thành kính và biết ơn.
Đến với Đền Chọong ở Châu Lý huyện Qùy Hợp là du khách đến với một địa chỉ văn hóa tâm linh, thiêng liêng và huyền bí không chỉ vẽ đẹp bởi của vùng đất địa linh hội tu hồn thiêng sông núi của miền Tây xứ Nghệ mà còn bởi vẽ đẹp biểu tượng cao đẹp thuần khiết của người con gái Thái đầy đủ “công- dung –ngôn- hạnh”, chịu thương chịu khó, biết hi sinh cho quê hương, đất nước. Nàng là tinh hoa của đại ngàn, là bông hoa ban mới nở bên dòng Nậm Choọng làm đẹp thêm cho bản mường, xứng đáng được ghi vào hàng quần anh liệt nữ.
Đền Choọng được tôn tạo, phục dựng sẽ trở thành một quần thể kiến trúc khang trang, xứng tầm là một công trình văn hóa tâm linh, lịch sử của huyện
Từ ngày khánh thành Đền Chọong đến nay phần nào đã đáp ứng lòng mong mọi của nhân dân đồng bào các dân tộc trong huyện, trong tỉnh và bà con Mường Choọng và quý khách thập phương về nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng cũng như du lịch tâm linh trong các dịp lễ hội và tết đến xuân về; Đặc biệt là ngày giỗ nàng Phốm Hóm- Nàng tóc thơm vào ngày 15 - rằm tháng 6 âm lịch hàng năm.
Lễ đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Chọong Cùng với những sự tích của Mường Ham, Mường Chọong, Bãi tập Vua Lê.. Những danh lam thắng cảnh như Hồ Thung Mây, thác Bản Bìa..hòa cùng với nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dãi miền Tây Nghệ An và đến với di tích Đền Chọong là dịp để du khách được hòa mình vào không gian bản làng êm ả, đồi núi điệp trùng... Phong cảnh nên thơ ấy sẽ giúp du khách giải tỏa những u sầu, buồn bực trong đời thường, để thả hồn vào trạng thái bay bổng, thích thú. Đây là dịp để du khách được trải nghiệm những khám phá thú vị về non nước Miền Tây xứ Nghệ và những phút lắng lòng ở cõi linh thiêng…